Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Bệnh giang mai có biểu hiện như thế nào?


Bệnh giang mai là một căn bệnh xã hội có mức độ truyền nhiễm rất nhanh, gây nên những hậu quả nặng nề và di chứng nguy hiểm cho toàn cơ thể người bệnh nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh sẽ giúp người bệnh có thể chủ động điều trị kịp thời và tránh lây cho người xung quanh.

Biểu hiện của bệnh giang mai như thế nào?

Bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng Phong chia sẻ, bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, nguyên nhân dẫn đến bệnh giang mai chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục, đường máu và mẹ truyền sang con. Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 4 tuần, sau đó mới xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Biểu hiện của bệnh giang mai khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của bệnh, gồm 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1:
  • Nổi hạch 2 bên vùng bẹn, xuất hiện vết săng giang mai ở những chỗ tiếp xúc của cơ thể với nguồn bệnh như: môi, quy đầu, dương vật, môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, hậu môn. Những vết săn này trông như vết viêm loét, nông, có bờ cứng, không đau. Dấu hiệu này xuất hiện trong vòng 3-6 tuần, sau đó biến mất.

Giai đoạn 2:
  • Sau 4-10 tuần kể từ giai đoạn 1, bệnh nhân xuất hiện những nốt ban tròn, màu hồng nhạt, nằm dưới da, không đau, dùng tay nhấn vào sẽ mất và xuất hiện lại. Ban đào phân bố khắp cánh tay, vùng ngực, đùi, mạn sườn trong vòng 1-3 tuần sau đó sẽ mất đi. Ngoài ra xuất hiện những mảng sẩn, mảng mọng nước với những kích cỡ khác nhau, có bờ ranh giới rõ ràng, không liên kết với nhau và có viền da ở xung quanh, dễ bị trày xước và vỡ tiết dịch ra ngoài gây thêm viêm loét và mất đi trong 3-6 tuần.

Giai đoạn tiềm ẩn:
  • Bệnh nhân ở giai đoạn này không có triệu chứng rõ rệt, chỉ có thể kiểm tra thông qua việc xét nghiệm huyết thanh. Tùy theo sức khỏe, thể  trạng của mỗi người mà thời gian tiềm ẩn có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm.



Giai đoạn 3:

Sau 3 -15 năm từ khi xuất hiện biểu hiện giai đoạn 1, bệnh giang mai xuất hiện những biểu hiện rõ rệt hơn với 3 triệu chứng:
  • Củ giang mai: trong vòng từ 1 đến 45 năm (trung bình là 10 năm) sau khi nhiễm giang mai. Có hình cầu hặc không đối xứng, màu đỏ tím, kích thước gần bằng ngón tay út, mật độ nhiều. Sau một thời gian sẽ teo và rụng gây những vết viêm loét, để lại sẹo.  Những biểu hiện này còn có thể xuất hiện ở các tổ chức bên trong cơ thể với mức độ nguy hiểm cao hơn
  • Giang mai thần kinh: ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Trong thời gian từ 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh.
  • Giang mai tim mạch: biểu hiện phình mạch. Xảy ra từ 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh.

Nên làm gì khi phát hiện những biểu hiện của giang mai?

Bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng Phong lưu ý: Khi bệnh nhân phát hiện hoặc nghi ngờ có bất kỳ triệu chứng nào như trên, việc cần thiết là sớm đến thăm khám, xét nghiệm tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và giai đoạn bệnh hiện tại. Sau khi có kết quả, tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhất.




Bệnh giang mai cần được chữa trị sớm để tránh bệnh tiến triển lâu dài, gây nên những biến chứng nguy hiểm khó điều trị, có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM